Sau khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển như đã đề ra, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng kinh doanh có thời hạn thì có thể lựa chọn rút lui hẳn khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm:
Sau khi quyết định giải thể, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm:
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp;
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu);
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào);
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định;
- Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế);
- Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động;
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ giải thể, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để xin giải thể doanh nghiệp. Thời gian xử lý hồ sơ giải thể doanh nghiệp là 7 ngày làm việc.
Xem thêm về: Hồ sơ, thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Khuyến nghị của Công ty TNHH SIOLAW
Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH SIOLAW thực hiện không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có tham khảo kiến thức từ những nguồn tin cậy khác nhau và mang quan điểm của cá nhân tác giả.
Vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SIOLAW qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0833898088 để được giải đáp mọi thắc mắc.